Thursday, March 7, 2013

Thị trường kem đánh răng Việt Nam tăng trưởng nhanh


Trước kia người Việt Nam có phong tục nhuộm răng đen và ăn trầu vì thế chẳng mấy ai nghĩ tới việc sử dụng kem đánh răng. Chỉ  từ khi người nước ngoài vào Việt Nam và mang theo  những thói quen sinh hoạt của người phương Tây thì người Việt Nam mới bắt đầu biết đến kem đánh răng và sử dụng kem đánh răng . Đến nay thì kem đánh răng đã là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được mọi  người sử dụng hàng ngày để giữ gìn và chăm sóc cho răng miệng . Trẻ em từ khi 3-4 tuổi sẽ bắt đầu được bố mẹ hướng dẫn cách đánh răng và bắt đầu thói quen đánh răng hàng ngày từ đó cho đến hết cuộc đời. Được nhiều người sử dụng và sử dụng thường xuyên vì vậy nghành sản xuất  kem đánh răng có thị trường rộng lớn và ổn định. Việt Nam có trên 84 triệu dân – theo niên giám thông kê 2006 của Tổng cục Thông kê -  với dân số này thì Việt Nam là 1 thị trường  vô cùng hấp dẫn của nghành sản xuất kem đánh răng . Dân số đông , cơ cấu dân trẻ nên nhu cầu chăm sóc răng miệng tại Việt Nam là rất lớn và đa dạng. Đây là cơ hội kinh doanh hấp dẫn dành cho tất cả những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sản phẩm chăm sóc răng miệng .

            Theo số liệu sơ cấp thông qua điều tra trên 100 mẫu nghiên cứu có thể thấy nhu cầu của người  tiêu dùng tập trung chính vào khả năng làm trắng răng(74) , ngăn ngừa sâu răng (74) và mang lại hơi thở the mát (73) sau đó mới đến các tiêu chí khác của sản phẩm như : bảo vệ lợi (61), giúp chắc răng (52).

(Các số trong dấu ( ) là để chỉ số phiếu chọn phương án đấy trên 100 phiếu điều tra)

            Để đáp ứng những nhu cầu trên thì hiện nay  thị trường kem đánh răng Việt Nam có rất nhiều loại sản phẩm kem đánh răng , vô cùng đa dạng và phong phú. Từ sản phẩm dành cho trẻ em đến sản phẩm dành cho người lớn với rất nhiều mùi vị và tác dụng khác nhau. Có thể kể ra ở đây như: kem đánh răng mùi bạc hà, kem đánh răng làm trắng toàn diện, ngừa sâu răng hay kem đánh răng dành cho người hút thuốc lá, người uống chè….Ngưòi tiêu dùng có rất nhiều lựu chọn để quyết định mua sản phẩm nào.

       Các loại sản phẩm phong phú về chủng loại, mùi vị , tác dụng  như thế nhưng đa phần chúng đều là của những công ty đã vào thị trường Việt Nam từ  lâu và đã có tên tuổi như : Unilever với 2 nhãn hàng P/S và Close-up, Colgate Pamolive với kem đánh răng Colgate, còn lại là của 1 số nhãn hiệu khác của các công ty nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam. Có thể thấy điều này thông qua kết quả điều tra thì có tới khoảng 70% người tiêu dùng được hỏi đang sử dụng sản phẩm P/S và Close up của Unilever, khoảng hơn 20 % dùng Colgate và chỉ có 5% đang dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu khác có xuất xứ từ nước ngoài .

            Hiện tại trên thị trường, tại đa số các cửa hàng bán hàng tiêu dùng các sản phẩm P/S, Colgate, Close-up dễ dàng được tìm thấy cùng với một số ít những sản phẩm nhập khẩu. Nếu người tiêu dùng muốn được lựa chọn nhiều hơn giữa những nhãn hiệu khác nhau thì phải tìm kiếm trong các siêu thị, các đại lý bán hàng lớn. Đó là vì những công ty như Colgate Pamolive và Unilever  đã làm tốt khâu phân phối. Tất cả các cửa hàng lớn cũng như các siêu thị đều được công ty tiếp cận và mời hợp tác cung cấp sản phẩm. Còn tại những  địa điểm khác thì do cầu kéo mà chủ các cửa hàng  cũng tự tìm mua sản phẩm để đem về bán lẻ.  Đây là lợi thế lớn của Colgate bởi đa số người tiêu dùng khi đi mua kem đánh răng đều ưa thích sự mua sắm tiện lợi vì vậy mà họ hay lựa chọn mua tại các cửa hàng gần nhà (có 50,4% chọn phương án mua tại các cửa hàng gần nhà khi được hỏi về địa điểm người tiêu dùng thường mua kem đánh răng ). Nhưng lợi thế này cũng là của đối thủ cạnh tranh Unilever. Hơn thế nữa Unilever còn tung ra thị trường tới 2 nhãn hiệu khác nhau để cạnh tranh với Colgate. Và cả 2 nhãn hiệu này đều là những nhãn hiệu mạnh được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn.  Theo kết quả nghiên cứu trên 100 mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên thì công ty Colgate Pamolive chỉ đứng thứ 2 sau công ty Unilever về thị phần trong thị trường kem đánh răng .

       Nhưng đó là hiện tại, còn tương lai thì không ai dám nói chắc được điều gì.  Việt Nam đã gia nhập vào WTO , làn sóng đầu tư  từ các công ty nước ngoài tràn vào thì sự cạnh tranh trên thị trường hấp dẫn này sẽ ngày càng khốc liệt. Các công ty nước ngoài sẽ không chỉ đầu tư sản xuất sản phẩm tại Việt Nam  như công ty Colgate Pamolive đã từng làm ,mà họ còn tăng cường xuất khẩu vào Việt Nam vì cơ chế pháp luật ngày một thông thoáng hơn.Các sản phẩm đáp ứng được nhiều nhu cầu của người  tiêu dùng ngày càng nhiều. Khách hàng sẽ thoải mái lựa chọn giữa rất nhiều nhãn hiệu khác nhau và như vậy ưu thế trong phân phối như hiện nay sẽ không còn. Không chỉ đối mặt với những thách thức từ phía nước ngoài mà Colgate Pamolive còn phải đối mặt với những doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một lớn mạnh hơn. Trước kia để vào thị trường Việt Nam, Colgate Pamolive đã mua lại thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan của 1 doanh nghiệp Việt Nam với giá 3 triệu USD. Nhưng nay đã khác, các doanh nghiệp tại thị trường nội địa đã không còn suy nghĩ như trước, họ đã khôn ngoan hơn nhiều. Công ty Colgate Pamolive sẽ không thể tiếp tục cách làm như trước đó là bỏ tiền ra mua lại thương hiệu để nắm lấy thị phần của doanh nghiệp đó. Bởi cách làm này không có hiệu quả như khi Colgate Pamolive  mới vào thị trường  Việt Nam , và nếu mua được thương hiệu này thì thương hiệu khác sẽ lại xuất hiện, công ty không thể bỏ tiền ra mua tất cả được. Nếu người tiêu dùng có được sản phẩm như ý được cung cấp từ một công ty trong nước thì với tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc người Việt Nam sẽ lựa chọn mua sản phẩm do người Việt Nam sản xuất. Nếu điều này xảy ra thật thì đây là một thách thức không nhỏ đối với công ty Colgate Pamolive. Công ty Colgate Pamolive đặt ra mục tiêu sẽ trở thành nhà sản xuất kem đánh răng lớn nhất thế giới. Nhưng chỉ riêng với tình hình cạnh tranh ở Việt Nam thì để đạt được mục tiêu trở thành nhà sản xuất kem đánh răng lớn nhất Việt Nam công ty sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức ở phía trứơc.



1 comment: